Nhắc đến Nhật Bản, người ta không thể không nhắc đến một trong những biểu tượng đặc trưng của đất nước này. Đó chính là hoa Anh Đào. Ngoài vẻ đẹp thuần khiết khiến con người phải mê mẩn thì hoa Anh Đào còn có rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng và được coi là biểu tượng cho quốc hoa xứ sở mặt trời mọc. Người Nhật Bản từng có một câu nói bất hủ:”Nếu làm hoa xin làm hoa Anh Đào, nếu là người xin thành võ sĩ đạo”. Để hiểu được vì sao hoa Anh Đào trở thành biểu tượng tinh thần và sức mạnh của Nhật Bản. Hãy cùng JVB – đại diện tuyển sinh du học Nhật Bản tại Việt Nam đi tìm hiểu nhé.
Nhắc đến Nhật Bản, người ta không thể không nhắc đến một trong những biểu tượng đặc trưng của đất nước này. Đó chính là hoa Anh Đào. Ngoài vẻ đẹp thuần khiết khiến con người phải mê mẩn thì hoa Anh Đào còn có rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng và được coi là biểu tượng cho quốc hoa xứ sở mặt trời mọc. Người Nhật Bản từng có một câu nói bất hủ:”Nếu làm hoa xin làm hoa Anh Đào, nếu là người xin thành võ sĩ đạo”. Để hiểu được vì sao hoa Anh Đào trở thành biểu tượng tinh thần và sức mạnh của Nhật Bản. Hãy cùng JVB – đại diện tuyển sinh du học Nhật Bản tại Việt Nam đi tìm hiểu nhé.
Hiện nay trên thế giới có các loại hoa anh đào tại các quốc gia như:
Vào năm 1912, chính phủ Nhật đã tặng Hoa Kỳ 3000 cây anh đào, và năm 1956 lại tặng thêm 3800 cây. Tất cả các cây này được trồng tại Công viên West Potomac ở Washington, D.C. và là chủ đề cho Hội hoa anh đào quốc gia hàng năm.
Các thành phố khác tại Hoa Kỳ cũng có hội hoa anh đào là Philadelphia, Pennsylvania và Macon, Georgia.
Tại bán đảo Triều Tiên, do cùng đới khí hậu với Nhật Bản, hoa anh đào cũng tràn ngập khắp nơi. Dầu vậy tình cảm của người dân Hàn Quốc với loài hoa này không giống như người Nhật, và người dân Hàn Quốc tôn vinh loài hoa hồng sharon là quốc hoa.
Tại Việt Nam hoa anh đào phân bố rất ít chủ yếu là giống kanhizakura tập trung chủ yếu các tỉnh miền núi phía bắc và tây nguyên, ở Đà Lạt có một loại hoa anh đào thuộc giống kanhizakura x okamezakura tên khoa học prunus cerasoides hay được gọi là mai anh đào, mai dại, anh đào…
Gần đây chính phủ Nhật Bản tặng Việt Nam một số cây hoa anh đào nhằm kỷ niệm quan hệ hợp tác hai bên. Những cây anh đào đến từ đảo quốc Nhật Bản được trồng tại Đại sứ quán Nhật Bản trên đường Liễu Giai, Hà Nội, và ở Sapa, năm 2019 một số cây anh đào do Nhật Bản tặng đã ra hoa tại Hà Nội cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh. Miền Bắc thường chuộng hoa hoa đào.
Trong đời sống thì hoa anh đào có những công dụng như:
Từ thời xa xưa, hoa anh đào được giới quý tộc Nhật dùng như một vị dược liệu điều trị và dưỡng da
Ngày nay, các nhà nghiên cứu chỉ ra trong tinh chất chiết xuất từ hoa anh đào có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin cao có công dụng cải thiện nám da, tàn nhang, dưỡng trắng, cấp ẩm và ngăn ngừa lão hoá.
Hoa anh đào muối là một trong những món nổi tiếng của Nhật Bản. Quá trình muối hoa được tiến hành với nhiều bước vô cùng công phu. Đầu tiên, các vị đầu bếp sẽ chọn những bông hoa đã nở 7 phần và còn nguyên cuống.
Sau đó đem đi rửa sạch, để ráo nước, rắc một lượng muối vừa đủ và để qua đêm.
Trà hoa anh đào được pha từ loại hoa anh đào muối, mang một mùi thơm và hương vị rất đặc trưng của hoa anh đào.
Vị trà thơm ngát hương vị của hoa. Bên cạnh đó, người dân địa phương còn có một loại trà đặc biệt được pha cùng trà xanh, mang một vị mặn nhẹ rất riêng.
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng các loại rượu như rượu sake, rượu hoa anh đào cũng là một trong những nét riêng biệt của ẩm thực Nhật Bản.
Đây là một thức uống không thể thiếu trong các lễ tế hoa anh đào, nó có vị thơm của hoa, vị cay của rượu tạo nên một hương vị rất riêng và độc đáo.
Mặc dù hoa anh đào không được công nhận chính thức là Quốc hoa, nhưng lại được người dân Nhật yêu thích, nên thực tế nó tồn tại như biểu tượng là quốc hoa của nước Nhật.
Với người Nhật, Sakura zensen tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là loại hoa “sớm nở tối tàn” nên được các samurai rất yêu thích, vì nó tượng trưng cho “con đường lý tưởng” của một người võ sĩ đạo (khi sống thì tỏa sắc rực rỡ, khi chết thì nhẹ nhàng thanh thản).
Khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều có hoa anh đào, đặc biệt ở trong các công viên, ven sông, dọc theo bờ kênh, trong sân các ngôi biệt thự. Ở Nhật Bản, hoa anh đào thường nở vào mùa xuân, tùy từng nơi mà hoa có thể nở sớm hơn hay muộn hơn.
Ở miền Nam Nhật ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối tháng một trong khi vùng Hokkaido phía Bắc Nhật Bản, hoa có thể nở vào tháng 5. Do vậy người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ Nam lên Bắc trong nước Nhật hàng tháng trời, đối lập với lá momizi trong sắc mùa thu, đỏ thắm dần từ Bắc xuống Nam.
Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước.
Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu sake dưới gốc cây. Trong khi uống sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn. Các đời thủ tướng Nhật thường tổ chức chiêu đãi các đoàn khách ngoại giao đến vườn thượng uyển Shinjuku Gyoen uống rượu ngắm hoa.
Có truyền thuyết cho rằng “sakura” là cách gọi lái từ “sakuya”, trích từ tên của nữ thần Konohana-Sakuya-hime – một vị thần được nhắc đến trong cuốn lịch sử “Cổ sự ký” (Kojiki) của Nhật. Theo truyền thuyết, nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là nữ thần Sakura.
Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà. Có lẽ vì thế người ta cho rằng tên Sakura bắt nguồn từ đó.
Một vài đặc điểm của giống cây hoa anh đào như:
Cây hoa anh đào là cây thuộc thân gỗ, sống lâu năm có chiều cao từ 10m-15m.
Để trồng hoa anh đào thì ta có thể sử dụng rất nhiều cách. Thế nhưng đơn giản nhất là dùng phương pháp gieo hạt:
Thí sinh đăng ký ứng tuyển học bổng Hoa Anh Đào tại ĐÂY!
Hoa Anh Đào từ lâu đã được nhiều người biết tới là biểu tượng của Nhật Bản. Một loại hoa mang nhiều ý nghĩa gắn liền với văn hóa – cuộc sống của người dân xứ sở Phù Tang
Vậy sau đây hãy cùng Du học Aloha tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc và công dụng của Hoa Anh Đào đối với đất nước mặt trời mọc nhé!
Hoa anh đào (Sakura – katakana: サクラ, hiragana: さくら, kanji: 桜 (cựu tự thể: 櫻 Hán Việt: Anh) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào, chi Mận mơ, họ Hoa hồng; đặc biệt là của loài Prunus serrulata và một số loài khác chuyên để làm cảnh. Còn anh đào lấy quả hầu hết là các giống thuộc hay lai với các loài Prunus avium, Prunus cerasus.
Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau.
Giống hoa Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày mankai (満開, まんかい, mãn khai) trong khi giống hoa Kanzakura nở và tàn lâu hơn chừng 10~12 ngày kể từ ngày mankai.
Mùa hoa anh đào thường là vào tháng 3 hay là tháng 4 dương lịch. Hoa anh đào có rất nhiều loại, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người.
Hoa Anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng Ba, hoặc đầu tháng Tư. cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh tuyến của Nhật Bản. Bắt đầu từ Okinawa vào cuối tháng 1 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5.
Do ở phía nam Okinawa thời tiết ấm áp nên hoa anh đào ở đây nở sớm nhất, tiếp theo là ở vùng Kyushu, Kantou, Shikoku, còn ở Hokkaido thì phải đến đầu tháng 5, hoa anh đào mới nở.
Ngoài ra còn tùy theo từng loại hoa anh đào khác nhau mà thời gian mankai (満開-Mãn Khai: thời điểm hoa nở rộ nhất, đẹp nhất) cũng khác nhau. Sau thời gian mankai khoảng 1 tuần là hoa bắt đầu tàn dần.
Hanami (花見 (hoa kiến) dịch nghĩa “ngắm hoa”) là một cách thưởng hoa truyền thống của người Nhật, “hoa” ở đây có nghĩa là hoa anh đào (“sakura”) hoặc ít phổ biến hơn là hoa mơ (“ume”). Trong một số ngữ cảnh, người ta còn gọi hanami là lễ hội hoa anh đào.
Nguồn gốc tên hoa anh đào – “sakura” bắt nguồn từ tên của nữ thần Konohara Sakuya, một vị thần trong các tác phẩm văn học cổ của Nhật Bản.
Theo truyền thuyết, nữ thần là người đầu tiên gieo hạt giống hoa anh đào lên núi Phú Sĩ, được dân gian tôn là nữ thần Sakura. Vị nữ thần này có sắc đẹp tuyệt trần, tựa như những bông hoa nở đẹp rực rỡ trong nắng. Cái tên hoa anh đào Sakura cũng bắt nguồn từ đó.
Trong thế chiến thế 2, sau khi trải qua những tổn thất nặng nề của chiến tranh, Nhật Bản có sự hồi sinh kỳ diệu khiến cả thế giới thán phục, từ một nước thua trận trở thành một trong những cường quốc thế giới.
Nhiều người kể rằng, chính trong quãng thời gian khó khăn của chiến tranh, vẻ đẹp của hoa anh đào đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để đồng lòng vực dậy, xây dựng lại đất nước.
Hiện nay vẫn còn đang rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của hoa anh đào, tuy nhiên trong tâm trí nhiều người thì khi nhắc đến hoa anh đào, thì ta thường nhớ ngay đến xứ sở mặt trời mọc – Nhật Bản.
Hoa anh đào là loài hoa đại diện cho Nhật Bản, tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo của Samurai Nhật Bản, hoa anh đào nở từng chùm vô cùng rực rỡ giống như hình ảnh đoàn kết, kiên cường, bất khuất, hết mình vì tổ quốc của dân tộc.
Không những vậy hoa anh đào còn đại diện cho sự thanh cao, khiêm nhường và nhẫn nhịn của con người.
Ngoài ra hoa anh đào còn là loài hoa tượng trưng cho thời thanh xuân của tuổi trẻ và sức sống mãnh liệt của con người.
Mỗi loài hoa đều có ý nghĩa và giá trị biểu tượng riêng và hoa anh đào sakura cũng không là ngoại lệ. Đặc biệt, anh đào sakura có nhiều hơn một ý nghĩa tượng trưng đằng sau nó và đó là:
Bông hoa sakura luôn gắn liền với sự ngắn ngủi và trôi qua rất nhanh của tuổi trẻ. Chỉ trong chớp mắt, những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời của chúng ta trôi qua nhanh đến mức chúng ta thậm chí không biết những ngày đó đã đi về đâu.
Loại hoa này là một lời nhắc nhở về bản chất tạm thời của tất cả mọi thứ, những điều đẹp đẽ không tồn tại quá lâu – khi những bông hoa bé xinh chỉ có thể nhìn thấy trên cành trong một khoảng thời gian ngắn rồi biến mất cho đến mùa xuân năm sau.
Hoa anh đào sakura còn được biết đến như một biểu tượng của một thành viên mới xuất hiện trong gia đình: chào đón em bé. Giá trị biểu tượng này xuất phát từ các truyền thống trong quá khứ và nhiều người coi nó là một bông hoa đẹp mô tả hạnh phúc của cha mẹ và tình yêu dành cho đứa con của mình.
Hoa anh đào sakura cũng là một biểu tượng của mùa xuân. Hết năm này qua năm khác, màu hồng nổi bật đánh dấu sự kết thúc của những tháng mùa đông ảm đạm và biểu thị cho sự khởi đầu được chờ đợi từ lâu của mùa xuân.
Đây là loại hoa đầu tiên nở ngay sau khi mùa đông chấm dứt, đó là lý do tại sao nhiều người coi nó là biểu tượng của sự trẻ hóa và tái sinh. Mỗi mùa xuân, loài hoa tuyệt đẹp này bao phủ các con hẻm, lối đi và công viên với sắc màu tuyệt đẹp, khiến mọi người cảm thấy hân hoan và hạnh phúc cho mùa xuân sắp tới.
Hoa thường đạt đến đỉnh điểm của vẻ đẹp giữa tháng ba và giữa tháng tư, đây là thời điểm tốt nhất cho lễ hội ngắm hoa.
Ở Nhật Bản, có hơn hai trăm giống hoa anh đào được trồng vì vẻ đẹp và sự lộng lẫy của hoa dù hoa không kết trái. Hoa anh đào nở vào mùa xuân sau mùa đông dài giá lạnh, chính vẻ đẹp giản dị mang hơi thở mùa mới đã truyền cảm hứng cho các hoàng đế, công chúa, nghệ sĩ, nhà thơ và người dân thường của Nhật Bản cổ đại.
Cành cây phủ ngập hoa anh đào để lại ấn tượng như một đám mây hoa lơ lửng trên bầu trời rồi biến mất, ẩn dụ tượng trưng cho sự ngắn ngủi. Vẻ đẹp và ý nghĩa biểu tượng của hoa anh đào được mô tả trong âm nhạc và thơ ca, ca ngợi sức mạnh và ý nghĩa của một khoảnh khắc trong tự nhiên.
Trong văn hóa Nhật Bản, hoa anh đào xuất hiện từ họa tiết trên trang phục, trên tranh, kimono, áo choàng, thiệp chúc mừng, đến uống trà từ hoa anh đào trong lễ cưới và hát những bài hát truyền thống để vinh danh hoa anh đào. Bên cạnh đó là làm hộp trang trí vỏ cây anh đào được sử dụng để bảo quản các loại trà, thuốc lá và các vật dụng cá nhân.