Ý Tưởng Khởi Nghiệp Trong Du Lịch Mỹ

Ý Tưởng Khởi Nghiệp Trong Du Lịch Mỹ

Địa chỉ: 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Địa chỉ: 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nếu có nhu cầu được Edcon tư vấn miễn phí về những ý tưởng khởi nghiệp độc đáo, mới lạ, Quý khách vui lòng liên hệ qua email: [email protected] hoặc hotline: 091 352 1606 / 096 518 0572. Công ty TNHH Tư vấn Phát triển Doanh nghiệp  (EDConsult Co.,Ltd)

Địa chỉ: Phòng 1002, số 36 phố Hoàng Cầu, Tòa nhà Anh Minh, quận Đống Đa, Hà Nội

Nhóm trưởng Nguyễn Nhứt Huy (trái) trong buổi tư vấn tâm lý cho các sinh viên Trường Đại học Trà Vinh.

Dự án “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý” là dự án nhằm hỗ trợ sức khỏe tinh thần và các vấn đề tâm lý, như học tập, tình yêu lứa đôi, gia đình… cho học sinh bậc THPT và sinh viên tại thành phố Trà Vinh.

Bạn Nguyễn Nhứt Huy, Trưởng nhóm cho biết, khi tư vấn, trung tâm sẽ cung cấp các quy trình tham vấn hoặc tư vấn cá nhân, cặp đôi và tư vấn theo nhóm đồng đẳng với đội ngũ chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp của các đối tượng. Việc hình thành dự án này tại thành phố Trà Vinh sẽ giúp cho nhiều học sinh, sinh viên có thể nâng cao năng lực sức khỏe tinh thần của bản thân và định hướng nghề nghiệp… Từ đó, có thể nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng thông qua 02 hình thức tư vấn trực tiếp và trực tuyến.

Mô tả về sản phẩm “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý”, Nhứt Huy cho biết: chúng tôi đã nhận ra sau đại dịch Covid-19, mọi người đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân. Bởi ngoài sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và nâng cao đời sống của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu, thống kê đã chỉ ra rằng, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan đến tress như: việc hoảng sợ, ám ảnh, rối loạn sang chấn và lo âu… Độ tuổi gặp phải các vấn đề sức khỏe tinh thần đang trẻ hóa ở độ tuổi từ 15 - 27 thay vì từ 50 - 65 như trước đây.

Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, tại Việt Nam có ít nhất 03 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Đối với ngành giáo dục Trà Vinh nói riêng và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung thời gian cũng rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho độ tuổi thanh thiếu niên bằng các văn bản chỉ đạo, nhưng kết quả đạt được chưa cao.

Nhứt Huy khẳng định, để có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, tính cấp thiết của việc thành lập “Trung tâm tư vấn tâm lý”, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu và sàng lọc sức khỏe tinh thần ở các nhóm thường thấy như: stress, lo âu, trầm cảm thông qua thang đo DASS-21 đã được chuẩn hóa tại Việt Nam và thu được một số kết quả đáng chú ý. Đặc biệt, phần lớn học sinh, sinh viên nói rằng ở Trà Vinh chưa có trung tâm tư vấn tâm lý. Riêng các trường học thì giáo viên là người dạy và cũng là người tư vấn nên các bạn khó có thể chia sẻ và tìm sự hỗ trợ. Việc thành lập “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý” là điều rất cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Với phương châm: “Đồng hành - Tận tâm - Uy tín”, khi vận hành, các thành viên của “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý” được xem như những người bạn trên hành trình đi tìm hạnh phúc của học sinh, sinh viên. Đến với trung tâm, các đối tượng sẽ được lựa chọn chuyên gia tư vấn cũng như được phục vụ tận tâm theo hướng luôn nâng cao chất lượng phục vụ. Bên cạnh, trung tâm sẽ đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc nghề nghiệp và tạo sự an tâm khi khách hàng đến nhận tư vấn…

Chia sẻ về kế hoạch phát triển dự án, Nhứt Huy cho biết, năm đầu tiên, Trung tâm sẽ thực hiện tư vấn miễn phí cho học sinh, sinh viên, nhằm giúp cho các bạn biết đến trung tâm nhiều hơn và tin tưởng hơn ở chất lượng mà trung tâm cung cấp.

Mặt khác, nhằm mở rộng thị trường, tạo thị phần cho trung tâm tại Trà Vinh, với các hoạt động chủ yếu như: tiến hành tư vấn cá nhân về các vấn đề tâm lý mà học sinh, sinh viên mắc phải; kết nối các trường học để quảng bá về trung tâm và tiến tới hợp tác với các doanh nghiệp mở các buổi tư vấn tâm lý, chăm sóc tâm lý cho nhân viên với chi phí ưu đãi nhất…

Năm thứ hai, vận hành trung tâm như những trung tâm khác, trong đó cam kết sẽ trích nguồn lợi nhuận cho các hoạt động phi lợi nhuận. Từ năm thứ ba trở đi, Trung tâm bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động sang các trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với hình thức liên kết với các đơn vị trường công lập và tư nhân; đồng thời sẽ nghiên cứu tạo ra nhiều chính sách ưu đãi mới, với mục tiêu đến năm 2025, “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý” sẽ nắm giữ được thị trường về tư vấn tâm lý tại Trà Vinh.

Được biết, hiện nay nhóm thực hiện dự án “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý” với tên gọi dự kiến là Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý Song Yến của nhóm tác giả Nguyễn Nhứt Huy, Cao Kỳ Duyên và Nguyễn Cao Quốc Việt đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để sẵn sàng đi vào hoạt động chính thức.

Hy vọng, trung tâm này sẽ phần nào giúp đời sống tinh thần của mọi người trở nên hạnh phúc hơn. Mặt khác, trung tâm sẽ trở thành đơn vị tiên phong trong việc chăm sóc và hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên và người dân tại Trà Vinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, khởi nghiệp và “kiếm đủ sống” trong ngành này không quá khó khăn nhưng để đủ mạnh tham gia vào sân chơi lớn thì rất khó.

Gần hai tháng trước, Lê Thị Thu Trang, cô gái có vóc người nhỏ nhắn ở Hà Nội chính thức “chia tay đời làm thuê” như lời cô nói vui để cùng nhóm bạn mở công ty du lịch tên là Haydi. Nhóm bạn, gồm những người thích đi du lịch, đặc biệt là kiểu du lịch trải nghiệm đã lôi kéo được một số người làm du lịch “cứng cựa” từ những nơi khác về làm việc. Công ty đã tổ chức được vài đoàn, trong đó có nhiều người quen đi Quảng Bình theo chủ đề tìm hiểu lịch sử. Một số khách lẻ cũng bắt đầu đăng ký tour.

Trang cho biết, công ty tập trung cho những sản phẩm trải nghiệm. Chẳng hạn, tour đến Quan Lạn để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến chống quân Nguyên Mông, đi Cô Tô trải nghiệm làm ngư nghiệp với việc câu mực, cào nghêu, hay đưa trẻ em đi vườn quốc gia để xem những động vật trong sách đỏ… Tour đi nước ngoài cũng sẽ phát triển theo tiêu chí đó và Haydi sẽ tiến ra ngoài, thu hút du khách quốc tế khi thị trường trong nước ổn định.

“Các nhân viên đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm làm du lịch nhưng chịu về với công ty mới như chúng tôi vì họ thấy có đường đi rõ ràng chứ không phải vì được trả lương cao. Ai cũng được công ty chia cổ phần như một sự cam kết cùng phát triển”, Trang nói.

Trang là thạc sĩ về truyền thông và quảng cáo, từng có kinh nghiệm nhiều năm làm giám đốc tiếp thị tại thị trường Việt Nam cho một điểm du lịch khá nổi tiếng và hiện đang học thêm về phân tích dữ liệu nhằm thực hiện những chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Cô cho rằng, không những hiện tại mà năm hay mười năm nữa, ngành công nghiệp không khói ở Việt Nam vẫn là một mảnh đất màu mỡ để khởi nghiệp.

Thực tế có vẻ đúng như vậy. Khởi nghiệp trong mảng du lịch đang là một chủ đề gây hứng khởi, thu hút nhiều người tham gia. Có những người từng làm ở một công ty du lịch, có một số mối quen rồi mở công ty làm ăn riêng; có những người tạo nên các dịch vụ trải nghiệm mới tại địa phương; có người cung cấp các loại tour chuyên biệt.

Thậm chí, có người sau một thời gian đi nghỉ ở các resort, điểm đến đặc biệt, thì dùng kinh nghiệm, thương hiệu cá nhân từ những lần giới thiệu chuyến đi trên mạng xã hội cùng mối quan hệ với nhà cung cấp để bán dịch vụ và họ sống được với chuyện làm ăn mới này.

Gần đây, xu hướng nổi lên mạnh mẽ nhất là phát triển theo hướng công nghệ, tạo nên các nền tảng (platform) để bán sản phẩm hoặc để cho các nhà cung cấp dịch vụ vào bán, quảng cáo rồi lấy hoa hồng. Xu hướng mới mẻ này không chỉ hấp dẫn những nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm có vốn liếng, mà còn thu hút những doanh nghiệp mới và cả sinh viên.

“Tôi muốn tạo nên một ứng dụng tham quan TPHCM trên điện thoại thông minh để du khách có thể thoải mái chọn dịch vụ, chọn chương trình tour, hướng dẫn viên du lịch và trả tiền mà không cần phải qua trung gian. Tôi đang hoàn thiện ý tưởng và sẽ nhờ một công ty viết ứng dụng”, Võ Minh Hiếu, sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, giới thiệu ý tưởng với khách tham quan trong sự kiện phát động cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp du lịch do Sở Du lịch cùng Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức hồi tháng trước.

Trong giới du lịch, nhiều người hay nói, thị trường du lịch vẫn còn nhiều dư địa cho người mới và cái khó nhất trong nghề này không phải là lo kiếm không đủ sống mà sợ sau khi phát triển được một thời gian thì doanh nghiệp chững lại không lớn nữa. Chuyện này giống như nhà nông có thể ươm mầm để hạt giống nhanh lớn thành cây nhưng lại rất vất vả thậm chí không thể làm cho cái cây đó vừa phát triển tán sum suê vừa có bộ rễ khỏe mạnh bám chặt vào lòng đất cùng thân cây cứng cáp để đứng vững trước phong ba.

Ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty Du lịch Duy nhất Đông Dương tại Quảng Nam, cho rằng cái khó của người mới là phải giải được những bài toán về ý tưởng sản phẩm, phân khúc khách hàng, tìm vốn… để tham gia thị trường. Trong khi đó, với người đã khởi nghiệp thì những vấn đề liên quan đến đổi mới và tìm sự khác biệt còn khó hơn nhiều.

Ông Thủy được xem là người khởi nghiệp thành công. Năm 2012, sau 12 năm làm việc trong ngành du lịch, ông ra riêng bằng việc làm homestay tại căn nhà của cha mẹ và làm tour. Lúc đầu, chỉ có vài khách mua tour xe đạp tham quan Hội An và giám đốc cũng phải làm luôn công việc của nhân viên điều hành, hướng dẫn, tiếp thị, kế toán… Đến nay, sau hơn năm năm, công ty đón được khoảng 30.000 khách/năm, không chỉ ở Hội An mà đi khắp Việt Nam, với doanh số gần 100 tỉ đồng.

Ông cho rằng, có thể sớm hái được trái ngọt là nhờ đi vào những sản phẩm độc đáo mà Hội An đang thiếu lúc đó như tour xe đạp, tour du lịch sinh thái, ở homestay hay tour ăn Tết với người dân địa phương và tập trung vào thị trường ngách là khách châu Âu qua kênh trực tuyến, kế đến là du khách từ khu vực ASEAN. Thế nhưng, với sự cạnh tranh gay gắt và thay đổi nhanh chóng của thị trường hiện tại thì áp lực tạo sản phẩm mới, mở rộng kênh bán hàng, tìm thị trường mới ngày càng nặng hơn.

Trong đó, dòng đời của sản phẩm đang ngắn đi. Chẳng hạn, lúc đầu ông tính toán những sản phẩm trên có thể sống tốt được cỡ năm năm nhưng thực tế ngắn hơn nhiều. Hội An giờ tràn ngập kiểu tour loại này nên phải thay đổi. Việc mở rộng thị trường cũng gian nan hơn, đòi hỏi vốn liếng và sự tính toán chuyên nghiệp mới khỏi sa chân.

“Công ty nhỏ mới khởi nghiệp có thể làm một trang web là bán hàng được. Nhưng đến quy mô nào đó, muốn bắt cá lớn phải đầu tư công nghệ số cao cấp với vốn đầu tư lớn. Đây là lĩnh vực rất khó nhằn, nếu không cân nhắc và chuẩn bị kỹ thì dễ gặp rủi ro”, ông Thủy nói. Sau mấy năm khởi nghiệp, ông cho rằng hiện là lúc phải tính toán chi tiết về đầu tư bao nhiêu, doanh thu ra sao, bao nhiêu khách, đến từ đâu… rồi mới tham gia.

Bà Bùi Viết Thủy Tiên, Giám đốc điều hành Công ty Asian Trails Co., LTD ở TPHCM, người đã khởi nghiệp từ 20 năm trước, hiện đang phục vụ vài chục ngàn lượt khách châu Âu mỗi năm cũng có ý kiến tương tự và cho biết một trong những áp lực lớn hiện nay là đầu tư cho công nghệ, để khách hàng tiếp cận dễ nhất, ở lại lâu nhất.

Khách hàng lớn của Asian Trails là các đại lý du lịch ở nước ngoài. Yêu cầu của giai đoạn này là phải làm cho hệ thống đặt chỗ của công ty và đại lý liên kết được với nhau, để khi đại lý đặt chỗ thì những dịch vụ liên quan đến đơn hàng cũng triển khai cùng lúc trên hệ thống, giúp tour có thể tổ chức ngay.

Lợi thế lớn thuộc về những doanh nghiệp cho khách hàng nhìn thấy sản phẩm của mình trên không gian mạng và tạo thuận lợi cho khách đặt chỗ. Phải cho khách có thể đặt chỗ nhanh vì nếu để khách tốn thời gian chờ xác nhận thì họ có thể rời đi khi thấy dịch vụ của nơi khác thuận tiện hơn.

“Chúng tôi còn làm thủ công là đặt chỗ qua e-mail rồi nhân viên triển khai từng dịch vụ. Một tour cho khách đến Việt Nam có thể bao gồm hàng chục dịch vụ, qua hàng chục đại lý ở từng địa phương mà làm mãi như vậy thì sẽ kém cạnh tranh”, bà nói.

“Tôi muốn khi nghĩ về Việt Nam, du khách không chỉ nghĩ đó là một nơi du lịch giá rẻ ở Đông Nam Á mà là nơi duy nhất có thể trải nghiệm những dịch vụ đặc biệt”, Trang nói. Cô cho biết đó là mơ ước cho sau này, còn hiện tại cô chỉ mong là có nhiều khách biết đến Haydi, mong công ty có thể “sống sót” qua năm đầu tiên, mạnh mẽ hơn trong năm thứ hai và năm tới nữa có thể nghĩ đến tiền lời.