Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Dưới đây là giải thích cách cách viết từ thành phố Vĩnh Yên trong tiếng Trung. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ thành phố Vĩnh Yên tiếng Trung nghĩa là gì.
Đây là cách dùng thành phố Vĩnh Yên tiếng Trung. Đây là một thuật ngữ Tiếng Trung chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2024.
Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ thành phố Vĩnh Yên Tiếng Trung là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.
Được tổ chức từ ngày 11-23/11, “Phiên chợ đưa hàng về đô thị thành phố Vĩnh Yên năm 2023” nằm trong chuỗi kế hoạch xúc tiến thương mại của ngành Công thương. Thông qua phiên chợ, người tiêu dùng có điều kiện tham quan, mua sắm các sản phẩm Việt chất lượng cao; còn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có cơ hội giới thiệu, quảng bá rộng rãi sản phẩm, hàng hóa do đơn vị mình làm ra.
Mặc dù đã hơn 21h nhưng gian hàng kinh doanh các sản phẩm đồ đồng phong thủy của chị Đào Thị Lộc (Bắc Ninh) tại phiên chợ vẫn có nhiều khách hàng đến xem và mua sắm hàng hóa.
Gian hàng có rất nhiều sản phẩm đồ đồng phong phú, chia thành 3 nhóm, gồm đồ thờ, đồ phong thủy và tranh treo tường. Theo chị Đào Thị Lộc (chủ cơ sở), các sản phẩm của cơ sở được sản xuất tại làng nghề truyền thống Bắc Ninh, đều là hàng có chất lượng nên được đưa đến phiên chợ để giới thiệu cho người tiêu dùng Vĩnh Phúc.
Theo ghi nhận, các sản phẩm tranh đồng, đồ thờ được nhiều khách hàng quan tâm và mua nhiều. Do không phải qua các khâu trung gian, nên sản phẩm được bán đúng giá, tương xứng với giá trị thực của hàng hóa.
Khách hàng xem tranh đồng của Cơ sở đồ đồng Lộc Phát
Chị Lộc cho biết thêm: “Thông qua phiên chợ, chúng tôi mong muốn tạo dựng lòng tin, sự uy tín của sản phẩm cũng như cơ sở. Nhất là đối với mặt hàng đồ thờ tâm linh, các gia đình đều muốn mua sản phẩm tốt để sử dụng lâu dài. Mặt khác, các sản phẩm ở làng nghề truyền thống chúng tôi không bán giá cao như doanh nghiệp được, chủ yếu “lấy công làm lãi” là chính. Việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại phiên chợ giúp chúng tôi tiếp cận gần nhất với khách hàng. Qua đó, người tiêu dùng cũng có điều kiện sử dụng sản phẩm tốt, còn cơ sở sản xuất có cơ hội phát triển bền vững".
Tại gian hàng nội thất Mạnh Trường (Bắc Ninh) cũng có nhiều khách hàng đến xem các sản phẩm bàn ghế, tủ… Theo chia sẻ của anh Trường, phiên chợ đợt này thu hút rất đông khách hàng đến tham quan, nhưng sức mua giảm so với những năm trước. Tuy nhiên, điều này cũng đã được chủ cơ sở dự đoán trước tình hình nên không lấy làm thất vọng. Mục đích lớn nhất khi đưa hàng đến phiên chợ của cơ sở là để giới thiệu sản phẩm của địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát triển nghề mộc truyền thống của Bắc Ninh.
Anh Trường khẳng định: “Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, cơ sở sản xuất đồ gỗ nội thất Mạnh Trường được khách hàng biết đến nhiều hơn. Nhiều lần sau hội chợ, khách hàng ở Vĩnh Phúc vẫn điện thoại đặt đóng các loại bàn, ghế theo yêu cầu khiến chúng tôi thấy rất phấn khởi”.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại phiên chợ được nhiều người quan tâm
Năm nay, "Phiên chợ đưa hàng về đô thị thành phố Vĩnh Yên" thu hút gần 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở trong và ngoài tỉnh tham gia, với quy mô 50 - 60 gian hàng. Phần lớn, các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm may mặc, đồ gia dụng, đồ gỗ, thủy hải sản, nông sản và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Nhìn chung, các sản phẩm được sản xuất trong nước, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, có giá bán thấp hơn hoặc tương đương với giá thị trường tại cùng thời điểm.
Chị Phạm Thị Ánh ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên cho biết: “Hầu hết, các hội chợ, phiên chợ tổ chức ở địa phương tôi đều đi để mua sắm thực phẩm. Ở đây có những gian hàng chuyên bán các sản phẩm đặc sản của mỗi vùng miền. Ví dụ, các loại mắm ngon ở vùng biển Thanh Hóa, Phú Quốc; nấm hương, miến, nghệ, tam thất ở các tỉnh miền núi Hà Giang, Lào Cai. Mua những sản phẩm ở các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống có địa chỉ rõ ràng khiến tôi yên tâm về chất lượng, giá cả".
Mục đích của "Phiên chợ đưa hàng về đô thị thành phố Vĩnh Yên năm 2023" là để người tiêu dùng địa phương có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà phân phối hàng Việt. Qua đó, tìm hiểu và chọn mua những sản phẩm Việt chất lượng với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Phiên chợ cũng là dịp để các doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng; là cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có điều kiện học tập kinh nghiệm và tìm kiếm đối tác, thị trường; phát triển đại lý, mở rộng hợp tác sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Theo đại diện Trung tâm Phát triển công thương tỉnh (đơn vị tổ chức chương trình), trong bối cảnh hàng Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập cả ở khu vực nông thôn và thành thị thì những phiên chợ đưa hàng Việt về đô thị có ý nghĩa quan trọng trong phát triển thị trường cho hàng Việt hiện nay.
Để đạt được hiệu quả tốt hơn trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đơn vị tổ chức luôn chú trọng lựa chọn những doanh nghiệp uy tín; việc tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hóa đảm bảo sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dân.
Trong suốt quá trình diễn ra phiên chợ, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy và các vấn đề liên quan được đơn vị tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt, giúp các doanh nghiệp, tiểu thương có điều kiện bán hàng thuận lợi nhất.
Theo kế hoạch, từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành Công thương sẽ tăng cường tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, hội chợ, điểm bán hàng Việt cố định… phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
Thông qua chương trình giúp kích cầu tiêu dùng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi nền kinh tế trong những tháng cuối năm.
Để tăng sự hấp dẫn cho các phiên chợ, đơn vị tổ chức đã vận động và phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức thêm các hoạt động ca nhạc, vui chơi, giải trí cho trẻ em và nhân dân, góp phần thu hút đông đảo nhân dân tới tham quan, mua sắm.
1. Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh. Nằm dọc hai bên quốc lộ 2A, có diện tích khoảng 50km2, dân số hơn 13 vạn người, được bố trí thành 9 đơn vị hành chính (7 phường và 2 xã). Là nơi có truyền thống văn hoá từ rất sớm, có nhiều danh thắng tiêu biểu và gần 100 di tích lịch sử văn hoá. Bao gồm các điểm tham quan:
Bảo tàng Vĩnh Phúc được toạ lạc ở trung tâm Thành phố, có diện tích trưng bày 2.500m2, trong khuôn viên rộng 38.000m2, thuộc khu đồi Chánh sứ cũ (núi Sơn Cao) trông xuống một góc của Đầm Vạc, với hàng nghìn hiện vật, tư liệu, hình ảnh được thể hiện bằng mỹ thuật, kỹ thuật và phương tiện trưng bày hoành tráng, hiện đại. Bảo tàng Vĩnh Phúc sẽ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, tham quan của nhân dân trong tỉnh và du khách đến với quê hương Vĩnh Phúc.
3. Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vĩnh Phúc còn có vinh dự là một trong những tỉnh ở Miền Bắc được đón Bác Hồ về thăm nhiều nhất. Từ năm 1945- 1963, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc được 8 lần đón Bác về thăm. Ngày 3/2/1963, trong một buổi nói chuyện với nhân dân Vĩnh Phúc người đã căn dăn: “Phải làm cho Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh giàu có và phồn thịnh nhất ở Miền Bắc”
Tưởng nhớ đến Bác, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã xây dựng nhà lưu niệm để giữ mãi những hình ảnh về Bác.
Chùa Hà Tiên (thường gọi là Chùa Hà), thuộc xã Định Trung, nằm ngay bên quốc lộ 2B từ Thành phố Vĩnh Yên lên khu nghỉ mát Tam Đảo. Toạ lạc ở một vị trí được xem là thế đất quý về mặt phong thuỷ: Trước chùa là một vùng trũng “Sơn chỉ, thuỷ giao”, hai bên có hai gò đất tựa hình Thanh Long, Bạch Hổ. Phong cảnh rất đẹp từng được ca dao nói đến:
Có cây trăm thước có hoa bốn mùa
Nước giếng chùa Hà có tiếng “trong xanh, mạch thuỷ nhiệm màu” nên có câu:
“Người xấu như ma, tắm nước chùa Hà cũng đẹp như tiên”.
Chùa Hà tiên từng là một trong những trung tâm phật giáo lớn thời Lý Trần. Chùa thờ Phật, song thờ cả Quốc mẫu Tây thiên Năng Thị Tiêu và Chúa thượng ngàn, cũng là di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm Vĩnh Phúc đến thưởng ngoạn thắng cảnh chùa Hà ngày 25/01/1963.
5. Ngoài những di tích lịch sử, văn hoá, du khách đến với trung tâm Thành phố Vĩnh Yên có thể thăm quan khu du lịch Đầm Vạc.
Đây là một điểm du lịch khá hấp dẫn du khách ngay từ khi đặt chân tới trung tâm Thành phố. Trong quần thể các đầm, hồ có giá trị cảnh quan du lịch của Vĩnh Phúc thì Đầm vạc có một vị trí quan trọng. Đầm Vạc nằm ở giữa trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, có 23 nhánh chính tạo ra những hồ, lạch nhỏ có chu vi 14km2 Chiều rộng trung bình 1km, diện tích mặt nước rộng gần 500ha, đáy sâu nhất 4,5m, trung bình 3,8m.
Trữ lượng nước hàng năm đầy vơi theo mùa, nếu giữ ở mức 6,5m thì có trên 3 triệu m3. Đầm Vạc nằm trong hệ thống sông Hồng, nước hồ được lưu thông bởi hệ thống sông ngòi của Vĩnh Phúc. Vùng này xưa kia được rừng thiên nhiên bao bọc, lắm chim nhiều cá, những đầm cò, vạc, bồ nông, mòng, két, le le về kiếm ăn.
Có lẽ là do có nhiều cò, vạc về đây nên người xưa gọi đây là Đầm Vạc chăng? Vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan đẹp, khí hậu và môi trường trong lành nên Đầm Vạc đã và đang là điểm du lịch hấp dẫn du khách.
6. Du khách đến với trung tâm Thành phố Vĩnh Yên có thể tham quan khu vui chơi giải trí Trại ổi, khu du lịch dịch vụ bắc Đầm Vạc và nam Đầm Vạc