Hoàng Mai là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hoàng Mai là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng được đủ các điều kiện như sau:
Trường hợp người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đang đóng bảo hiểm thất nghiệp:
– Người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Ngoại trừ các trường hợp người lao động tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc các trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
– Người lao động đã đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 24 tháng trước khi thôi việc hoặc trong thời hạn 36 tháng trước khi thôi việc trong trường hợp người lao động ký hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
– Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng quy định của pháp luật trong thời hạn ba tháng tính từ ngày nghỉ việc trong quyết định thôi việc của công ty, doanh nghiệp…
– Người lao động không tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được quy định như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động 2019 đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Về thời gian được lãnh bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo số năm số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp từ khi tham gia, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng (1 năm) thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Để kết nối với tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp, bạn chỉ cần nhấc điện thoại lên và gọi ngay qua đường dây nóng (024)3.382.90.82
Cách thức kết nối đến tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp:
Để quá trình tư vấn diễn ra nhanh chóng, bạn nên chuẩn bị trước các câu hỏi cũng như nội dung cần được giải đáp và một không gian yên tĩnh. Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một chiếc điện thoại đã được sạc đầy pin và nạp cước phí điện thoại.
Nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp qua hotline (024)3.382.90.82 để nhận được sự tư vấn
Trình bày các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần được giải đáp liên quan đến chế độ bảo hiểm thất nghiệp và lắng nghe sự tư vấn, giải đáp từ các chuyên gia, Luật sư giàu kinh nghiệm.
Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp tại văn phòng
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề cần xin ý kiến tư vấn trực tiếp từ các luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn trực tiếp tại: số 144 phố Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT–BLĐTBXH quy định về cách tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính bằng cách lấy tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, cụ thể:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = tổng thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.
Trong đó thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã được trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng sẽ có số tiền tương ứng với 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó.
Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm tham gia bảo hiểm thất nghiệp quận Hoàng Mai? Bạn mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia, Luật sư có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực BHXH? Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 1900.633.727, Đội ngũ luật sư, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm tại Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp thắc mắc mọi lúc – mọi nơi – mọi trường hợp.
Tổng Đài 1900.633.727 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Quận Hoàng Mai có diện tích: 4.104,1ha,dân số từ 19 vạn đến naylà 333.483 người (tính đến ngày 30/6/2009). Quận hiện có 58 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 12.000 đảng viên.
Quận Hoàng Mai phía Bắc giáp quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, phía Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Đông giáp sông Hồng-quận Long Biên. Trải rộng từ Đông sang Tây, được chia làm 3 phần tương đối đều nhau bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục Bắc-Nam). Đơn vị hành chính gồm 14 phường trên cơ sở hợp nhất 9 xã thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ.
Chi tiết các đơn vị hành chính quận Hoàng Mai:
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động không phải ai cũng hiểu rõ về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích của mình, đặc biệt là trường hợp người lao động trong giai đoạn thất nghiệp, chưa tìm được việc làm. Với mong muốn giúp người lao động trên toàn quốc hiểu rõ các quy định và chế độ BHTN, TTBHTN cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ và giải đáp cho khách hàng mọi vấn đề liên quan trong lĩnh vực BHXH.
Nội dung tư vấn về BHTN bao gồm:
– Tư vấn điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cần thiết khi tham gia BHTN;
– Tư vấn chính xác về mức hưởng BHTN theo quy định;
– Tư vấn cách tính mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn thời gian được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn về địa chỉ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tư vấn trình tự và thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn về các trường hợp tạm ngưng, tạm dừng hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc, khó giải quyết trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp.
Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Trung tâm việc làm tiến hành xem xét, làm rõ hồ sơ, xác định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động và gửi Giám đốc Sở lao động – Thương binh và xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu của bưu điện.
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động chưa tìm được việc làm thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, người lao động nhận quyết định tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi làm thủ tục lãnh BHTN thực hiện xác nhận về việc đã giải quyết hưởng BHTN của người lao động vào sổ BHXH và chụp sổ BHXH để lưu hồ sơ.
Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi đến bao gồm:
– 01 bản đến BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ BHYT cho người lao động;
– 01 bản đến người lao động được hưởng BHTN.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không gửi thông báo bằng văn bản tới trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp.