Kỹ Năng Tư Vấn Pháp Luật Giáo Trình

Kỹ Năng Tư Vấn Pháp Luật Giáo Trình

Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng Sổ tay Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố gồm có 05 Chương: Một số vấn đề chung về THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Chương 1); THQCT, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự (Chương 2); THQCT, kiểm sát điều tra vụ án hình sự (Chương 3); THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố (Chương 4) và THQCT, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn (Chương 5).

Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng Sổ tay Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố gồm có 05 Chương: Một số vấn đề chung về THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Chương 1); THQCT, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự (Chương 2); THQCT, kiểm sát điều tra vụ án hình sự (Chương 3); THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố (Chương 4) và THQCT, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn (Chương 5).

Vấn đề 5: Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng

– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng là việc cá nhân, pháp nhân này thực hiện quyền, nghĩa vụ ngoài tố tụng của cá nhân, pháp nhân khác thông qua giao dịch ủy quyền theo quy định của PL.

Chú ý: phân biệt với đại diện trong tố tụng là thực hiện quyền, nghĩa vụ cho khách hàng theo quy định của các luật tố tụng. So với đại diện ngoài tố tụng thì PL về (trong) tố tụng quy định về đại diện đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn. Đại diện trong và ngoài tố tụng thường có sự liên thông với nhau, và thực tế thường khách hàng ủy quyền cả trong tố tụng và ngoài tố tụng.

Như vậy khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, tức là đã có sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ của chủ thể sang người được ủy quyền.

Chú ý: sau khi Luật dân sự 2015 có hiệu lực, thì không chỉ cá nhân mà pháp nhân cũng được ủy quyền.

– Các trường hợp phát sinh nhu cầu đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng:

+ khách hàng không am hiểu về lĩnh vực mà họ có quyền, nghĩa vụ cần phải thực hiện: đây là trường hợp phổ biến nhất trong thực tế

+ khách hàng có trở ngại về thể chất, sức khỏe, tâm lý khi tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ: như đang bị đau ốm, bệnh tật, hoặc vì tâm lý “ngại xuất hiện”, ngại tiếp xúc với chính quyền

+ khách hàng có trở ngại về thời gian, không gian khi tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ: như do điều kiện công tác không có thời gian, hoặc vụ việc diễn ra ở địa phương khác với nơi cư trú

+ nhiều khách hàng có quyền, nghĩa vụ tương tự cần phải thực hiện với 1 cá nhân, pháp nhân khác: VD tất cả nhân sự công ty ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho bộ phận kế toán; Luật khiếu nại quy định khi khiếu nại đông người thì bắt buộc phải có người đại diện

+ giao dịch ủy quyền ngoài tố tụng cần được xác lập để bảo đảm thực hiện 1 giao dịch khác với khách hàng: ví dụ A chưa đủ 18 tuổi, muốn mua ngôi nhà của B (đã đủ 18 tuổi) và thực tế đã trả tiền cho B, tuy nhiên A chưa đủ điều kiện để ký hợp đồng với B, khi đó B thực hiện ủy quyền cho A toàn quyền định đoạt (mua bán, tặng cho) ngôi nhà đó để đến khi A đủ 18 tuổi sẽ thực hiện quyền của mình

Những lưu ý khi tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn

– Phân loại khách hàng để có cách tiếp xúc phù hợp:

+ kiểm soát được thái độ của khách hàng và của chính mình

+ xem xét các mối quan hệ về lợi ích của đương sự với khách hàng mình đang tư vấn: nếu lợi ích đối lập nhau thì cần khéo léo từ chối, viện dẫn các quy định của luật pháp (Luật trợ giúp pháp lý, Luật luật sư)

– Ngay từ đầu cần lưu ý với khách hàng rằng: chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng PL nếu khách hàng trình bày vụ việc đầy đủ, trung thực, khách quan

– Thận trọng khi khách hàng yêu cầu đưa ra nhận định sơ bộ, phương án giải quyết vụ việc: chỉ đưa ra những nhận xét khái quát, chung chung

– Trao đổi rõ về mức phí và phương thức làm việc

+ luôn bình tĩnh: VD khách hàng đến nói “Tôi vừa giết người, đang bị truy nã, tư vấn giúp tôi” thì cũng cần bình tĩnh thực hiện đầy đủ các thủ tục như đối với khách hàng thông thường, kể cả việc nói chuyện chi phí tư vấn

+ thông thường khách hàng chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho mình, do đó cần trao đổi thẳng thắn với khách: chỉ tư vấn đúng khi khách hàng trung thực

+ khi khách hàng yêu cầu đưa ra nhận định sơ bộ:

Các kỹ năng cơ bản khi tiếp xúc khách hàng

– Hai phương tiện của giao tiếp:

+ ngôn ngữ: rõ ràng, rành mạch, khi nói cần có tiết tấu, âm lượng vừa phải

+ phi ngôn ngữ: hình thức, dáng điệu, cử chỉ, cách bắt tay, nét mặt, ánh mắt, thái độ

+ tay phải sạch sẽ, nếu bị ra mồ hôi tay cần lau sạch, khô trước khi bắt tay

+ tư thế bắt tay: giữ khoảng cách vừa phải với khách hàng, người hơi cúi về phía khách hàng để thể hiện sự nhiệt tình

+ bắt tay chặt vừa phải, tránh bắt quá chặt, tránh “lắc lắc” khi bắt tay

+ thời gian bắt tay vừa bằng thời gian chào hỏi

+ người sẽ chủ động đưa tay ra trước khi bắt tay: người già, cấp trên, người được giới thiệu, phụ nữ

+ khi mới gặp cần tươi cười, sau đó thể hiện sự điềm đạm, nếu gặp chuyện buồn cần thể hiện sự chia sẻ với khách hàng

+ nhìn giao thoa với khách hàng

+ nên nhìn bao quát khách hàng, không nên nhìn chằm chằm vào khách hàng

+ không nên nhìn ra ngoài, không nên nhìn 1 điểm

+ đúng mực: không phải thấy người “sang” mà vồn vã, không thấy người “nghèo” mà tỏ ra kém nhiệt tình

– Chu trình lắng nghe: mong muốn thấu hiểu khách hàng:

Tập trung ==> Tham dự ==> Hiểu ==> Ghi nhớ ==> Hỏi đáp ==> Phát triển

+ chăm chú, không làm việc riêng

+ lắng nghe chọn lọc, phân tích

– Kỹ năng ngắt lời khi khách hàng nói quá nhiều:

+ chờ khách hàng nói hết câu, hết đoạn, rồi xin lỗi và ngắt lời, hướng đến những vấn đề cụ thể

+ trường hợp khách hàng không biết diễn đạt, có thể đề nghị diễn đạt giúp khách hàng bằng việc tóm tắt lại ý của khách hàng

– Vừa nghe vừa phải ghi chép: nên biết kỹ năng tốc ký

– Cần ghi chép chính xác, đầy đủ thông tin

– Gạch chân những đặc điểm cần lưu ý

– Tóm lược lại diễn biến vụ việc, có thể sử dụng bảng như sau:

– Đặt các câu hỏi để tìm hiểu đầy đủ, chính xác nội dung vụ việc và mong muốn của khách hàng:

Ví dụ: khách hàng muốn tư vấn về ly hôn, có thể lập bảng câu hỏi như sau:

– Thông tin cá nhân của vợ, chồng: nơi ở, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế

– Vợ có đang mang thai không (với vụ việc người chồng muốn ly hôn)

– Nguyện vọng của con đối (kể cả với con dưới 7 tuổi trở lên, nếu có)

+ có tài sản chung nào, có giấy tờ chứng minh không

+ nguồn gốc của tài sản chung đó

+ có tài sản riêng nào, có giấy tờ chứng minh không

Tầm quan trọng của tiếp xúc khách hàng

– Tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng, để đạt được mục đích của giai đoạn này là ký được Hợp đồng tư vấn

Kỹ năng đàm phán, soạn thảo, ký kết Hợp đồng tư vấn PL

– Có kỹ năng trong giao tiếp, thương lượng

– Nguyên tắc: hài hòa lợi ích của các bên

+ theo độ phức tạp của vụ việc: chú ý nêu bật lợi ích của khách hàng đạt được khi ký Hợp đồng tư vấn

Lưu ý: chi phí có thuế GTGT hay không?

b. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng tư vấn

– Có thể áp dụng theo Thông tư 01/2011 quy định về thể thức trình bày các loại văn bản hành chính thông dụng

c. Kỹ năng ký kết hợp đồng tư vấn

– Lưu ý thẩm quyền người ký kết hợp đồng: phải là người đại diện theo PL, hoặc người được ủy quyền hợp pháp

– Số bản của Hợp đồng: tùy theo khách hàng yêu cầu, ít nhất 2 bản

– Lưu ý về khả năng thanh toán của khách hàng. VD khách hàng nhờ tư vấn về phá sản

Giảng viên: cô Đỗ Ngân Bình (TS)

Tra cứu và áp dụng văn bản PL

– B1: Xác định phạm vi ngành luật (VD vụ việc thuộc ngành luật lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, …)

– B2: Tìm ra văn bản pháp luật, các điều luật

– B3: Xác định hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật

– B4: Điều luật có nội dung “vênh” nhau ==> cần xác định sẽ áp dụng điều luật nào

– B6: Vận dụng linh hoạt điều luật

Vợ chồng cụ Thông có 5 người con có tên là ông Vũ, ông Trụ, bà Bền, ông Chắc, ông Ngọ. Cụ Thông qua đời năm 1995 và cụ bà qua đời năm 2004, các cụ không để lại di chúc. Trong số 5 người con, chỉ có vợ chồng ông Ngọ ở trên đất của 2 cụ với diện tích 400 m2 tại quận Tây Hồ từ năm 1985, những người con khác đều đã có nơi ở độc lập riêng biệt. Tháng 2/2017, ông Chắc làm đơn khởi kiện ra tòa án Tây Hồ đề nghị chia thừa kế của bố mẹ để lại. Tại các phiên hòa giải, có 3 quan điểm khác nhau:

+ ông Trụ, bà Bền, ông Chắc cùng đòi chung 100 m2 đất, còn 300 m2 đất ông Vũ và ông Ngọ chia với nhau thế nào thì tùy

+ ông Vũ đòi 150 m2 đất và chia cho ông Ngọ 150 m2, còn 100 m2 đem bán và chia đều cho 5 người

+ ông Ngọ đòi 200 m2, cho ông Vũ 100 m2, còn lại 100 m2 mang bán, lấy 1 tỷ xây nhà thờ họ, còn lại chia cho 3 người còn lại

(định giá sơ bộ mảnh đất 400 m2 có giá 50 triệu đồng / m2)

Sau các lần hòa giải không thành, ông Ngọ đã mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Với tư cách là luật sư của ông Ngọ, giải pháp tư vấn của các bạn là gì ?

Giảng viên: thầy Nguyễn Mạnh Hùng (TS)