Thí sinh được đăng ký dự thi tối đa 02 lần/năm, thời gian giữa hai lượt thi cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Thí sinh được đăng ký dự thi tối đa 02 lần/năm, thời gian giữa hai lượt thi cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Để một số trường ĐH ở Việt Nam, các học phần sẽ được chia thành học phần bắt buộc, tự chọn, tiên quyết,... Mỗi học phần lại có một đặc điểm đặc thù:
Chắc hẳn, khi xem khái niệm học phần là gì, các bạn cũng đã phần nào hiểu được học phần bắt buộc là như thế nào rồi đúng không.
Đây là học phần chứa những nội dung kiến thức trọng tâm của chuyên ngành. Thể hiện những nội dung đặc trưng của ngành học, vì vậy, học sinh bắt buộc phải tự mình trải nghiệm và tích lũy kiến thức. Nội dung của học phần bắt buộc là cơ sở để sinh viên có kiến thức căn bản và tiếp thu những phần khác của các học phần khác.
Học phần tự chọn chứa đựng những nội dung kiến thức mà học sinh có lẽ sẽ cần, muốn tìm hiểu thêm ngoài chuyên ngành của bản thân. Mục đích nhà trường đưa học phần tự chọn vào chương trình đào tạo là để đa dạng hóa kiến thức của sinh viên. Giúp học sinh định hướng nghiên cứu hoặc việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hoặc hoàn thành đủ các tín chỉ theo quy định.
Học phần tương đương là một hoặc một nhóm các học phần nằm trong chương trình đào tạo của một ngành khác tại trường được phép tích lũy theo cho một hay một nhóm của học phần trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo.
Đây là khái niệm được sử dụng khi nói đến một học phần có trong chương trình đào tạo nhưng hiện tại không còn được dạy nữa và được thay bằng một học phần khác đang được dạy ở trường.
Các học phần thay thế hoặc tương đương do khoa quản lý chuyên môn đề xuất và là các học phần bổ sung cho chương trình đào tạo của ngành.
Đến đây, có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc điểm khác biệt của hai học phần là gì giữa tương đương và thay thế? Khác biệt duy nhất là ở học phần tương đương, hai học phần có giá trị tương đương nhau đều còn được giảng dạy tại trường, còn ở học phần thay thế thì một học phần đã không còn được giảng dạy và được thay thế bởi học phần mới.
Học phần tiên quyết là học phần bắt buộc phải hoàn thành trước khi đăng ký học mới. Cụ thể học phần A là học phần tiên quyết cho học phần B khi sinh viên muốn học học phần B thì bắt buộc phải hoàn thành A. Học phần tiên quyết A chứa những kiến thức cơ bản để học được học phần B.
Việc phân biệt các loại học phần sẽ giúp cho sinh viên có thể biết được đâu là học phần mình bắt buộc phải học, học phần nào phải học trước, học phần nào được tự chọn,... Và có thể tự thiết kế lộ trình học tập cho mình, theo kịp tiến độ đào tạo để ra trường.
Thí sinh đăng ký dự thi tối đa 02 lượt thi/năm, thời gian giữa hai lượt thi liền kề cách nhau tối thiểu 28 ngày. Khuyến nghị thí sinh nên lập tài khoản thi tại http://khaothi.vnu.edu.vn/ trước ngày đăng ký ca thi, lựa chọn ca thi. Thời gian mở cổng đăng ký ca thi từ tháng 18/02/2024 cho đến khi đủ số lượng thí sinh tham dự các đợt thi tháng 3-6/2024. Ca thi sẽ tự động đóng khi hết chỗ hoặc trước 14 - 18 ngày thi chính thức. Trường hợp thí sinh hủy ca thi, chỗ trống sẽ xuất hiện ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian xác định. Phiếu báo dự thi được gửi tới thí sinh trước 07 ngày thi qua địa chỉ email đăng ký thi. Thí sinh tra cứu thông tin: Số báo danh, phòng thi, địa điểm thi trên tài khoản dự thi.
Lệ phí dự thi: 500.000 đồng/lượt thi. nộp lệ phí trong 96 giờ 00. Lệ phí đã nộp không hoàn lại (kể cả trường hợp hủy ca thi). Thí sinh cân nhắc ký trước khi nộp lệ phí. Thí sinh theo dõi lịch thi học kỳ, lịch xét tuyển của các trường đại học để lựa chọn thời gian thi thích hợp; tuân thủ nghiêm túc Quy chế và Thỏa thuận dự thi Đánh giá năng lực. Thí sinh (hoặc nhóm thí sinh) cố tình vi phạm Quy chế đến mức độ bị đình chỉ thi sẽ hủy toàn bộ đăng ký và kết quả thi; bị thông báo tới trường trung học phổ thông, Sở Giáo dục Đào tạo, hệ thống các trường đại học sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực xem xét hạ hạnh kiểm, dừng xét tuyển vào trường đại học theo mọi phương thức trong năm.
Hà Nội (TKT, QHI, QHX, DTL, DMT, NHH); Nam Định (SKN), Thái Bình (DTB)
Hà Nội (TKT, QHI, QHX, DTL, DMT, NHH, DCN), Thái Nguyên (TNU), Hưng Yên (SKH), Thái Bình (DTB), Thanh Hóa (HDT), Hà Tĩnh (HHT)
Hà Nội (TKT, QHI, QHX, DTL, DMT, NHH, DCN, KHA, PKA), Thái Nguyên (TNU), Nam Định (SKN), Hải Dương (SDU), Hà Tĩnh (HHT), Nghệ An (có thể)
Lịch thi có thể thay đổi theo tình hình thực tế. Ca thi sẽ tự động đóng khi hết chỗ hoặc trước 14 - 18 ngày thi chính thức. Mã điểm thi: TKT: Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, QHI: Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN, QHX: Trường ĐH KHXH & Nhân văn, DTL: Trường ĐH Thăng Long, DMT: Trường ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội, NHH: Học viện Ngân hàng, DCN: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, KHA: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, PKA: Trường ĐH Phenikaa, SKN: Trường ĐH SP Kỹ thuật Nam Định, TNU: Trung tâm Khảo thí & QLCL - ĐH Thái Nguyên, SKH: Trường ĐH SPKT Hưng Yên, DTB: Trường ĐH Thái Bình, HDT: Trường ĐH Hồng Đức, HHT: Trường ĐH Hà Tĩnh, SDU: Trường ĐH Sao đỏ - Hải Dương...
Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?
Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức 6 đợt tại 19 địa điểm thi. Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, dự kiến ngày 8/2/2025 sẽ chính thức mở cổng đăng ký dự thi, ngày 15/3/2025 thí sinh sẽ dự thi đợt thi thứ nhất. Thí sinh có thể đăng ký dự thi tối đa 2 lượt/năm, thời gian đăng ký dự thi giữa 2 ca thi liền kề cách nhau 28 ngày.
Theo Trung tâm Khảo thí, năm 2025, kỳ thi Đánh giá năng lực sẽ thực hiện mục tiêu đánh giá năng lực học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới; Định hướng nghề nghiệp cho người học dựa trên nền tảng năng lực cá nhân; Kiểm tra kiến thức tự nhiên xã hội, tư duy của người học, kỹ năng, thái độ của người học.
Cấu trúc đề thi gồm 2 phần thi bắt buộc với 50 câu hỏi Toán học và xử lý số liệu, 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực Văn học – Ngôn ngữ. Phần thi thứ ba, thí sinh lựa chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh, thời gian làm bài 60 phút. Thí sinh chọn 3 trong số 5 chủ đề: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý; mỗi chủ đề có 17 câu hỏi (gồm 1 câu thử nghiệm) để hoàn thành phần thi Khoa học. Phần lựa chọn tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được thiết kế để phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.
Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Tiến Thảo cho biết: Câu hỏi trong đề thi HSA có khoảng trên 75% là câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn. Điểm mới trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2025 sẽ bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả các phần thi, chủ đề thi.
Câu hỏi chùm gồm đầu bài chung và các câu hỏi riêng phát triển đánh giá năng lực thí sinh từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Câu hỏi chùm sẽ khai thác nguồn dữ kiện phong phú, đánh giá tư duy học sinh theo từng lĩnh vực và xuyên lĩnh vực.
Đặc biệt từ năm 2025, bên cạnh phần thi Khoa học, năm nay cấu trúc đề thi đánh giá năng lực có thêm phần thi tiếng Anh để thí sinh đăng ký các ngành học liên quan ngoại ngữ có thể lựa chọn để phục vụ cho công tác xét tuyển.
Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.
Thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá 3 nhóm năng lực chính học sinh đạt được sau khi hoàn thành chương trình THPT.
Độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỷ lệ: 20% cấp độ 1, 60% cấp độ 2, 20% cấp độ 3.
“Dạng thức và câu hỏi, đề thi được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thay đổi về chất lượng câu hỏi thi Đánh giá năng lực học sinh” - Giám đốc Trung tâm Khảo thí Nguyễn Tiến Thảo cho biết.
Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định.
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của ba phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm.
Bảng điểm kết quả bao gồm điểm tổng (tối đa 150 điểm) và 3 đầu điểm thành phần: Toán học và Xử lý số liệu (tư duy định lượng), Văn học-Ngôn ngữ (tư duy định tính), Khoa học hoặc Tiếng Anh.