Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ năm 2015 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước (trong đó từ dầu thô là 5-6%, 10-13% GDP cả nước). Những số liệu đó đã cho thấy, vai trò quan trọng của ngành dầu khí trong nền kinh tế nước ta. Ngoài ra, ngành dầu khí còn đóng góp quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển và đối ngoại.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ năm 2015 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước (trong đó từ dầu thô là 5-6%, 10-13% GDP cả nước). Những số liệu đó đã cho thấy, vai trò quan trọng của ngành dầu khí trong nền kinh tế nước ta. Ngoài ra, ngành dầu khí còn đóng góp quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển và đối ngoại.
Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, là một trong những biển lớn nhất trên thế giới, trải dài từ bờ biển Việt Nam ở phía Tây đến các đảo Luzon, Palauwan và Borneo ở phía Đông và từ Trung Quốc ở phía Bắc đến Indonesia ở phía Nam. Khu vực biển Đông có hàng trăm đảo nhỏ, bãi đá, bãi cát ngầm là nơi chứa các trữ lượng khổng lồ về các tài nguyên hydrocarbon, đặc biệt là khí tự nhiên.
Biển Đông cũng được đánh giá là 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính ở biển Đông có 900.000 tỷ feet khối trữ lượng khí đốt tự nhiên và dầu mỏ, tương đương 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại đây có thể vượt cả trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Đông
Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ước tính biển Đông có các trữ lượng dầu và khí tự nhiên chưa khai thác vào khoảng 5-22 tỷ thùng dầu và 2.000-8.200 tỷ m3 khí tự nhiên.
Hiện nay, hầu hết quốc gia trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển, trong đó, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, và Indonesia là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries - OPEC). Bản đồ của Sáng kiến Minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS, Mỹ) cho thấy Malaysia là nước có số lượng lô dầu khí thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu trong số các quốc gia quanh Biển Đông, cùng Trung Quốc và Việt Nam. Malaysia hiện cũng có trên dưới 40 giàn khoan hoạt động, chủ yếu ở vùng Biển Đông.
Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, vùng biển rộng hơn l triệu km2 có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trong đó, các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông; cho phép khai thác từ 30-40.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia.
Ngoài ra, khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.